31/12/16
28/12/16
23/12/16
Câu chuyện số hóa truyền hình
Năm nay hệ hống truyền hình Việt Nam rầm rộ tuyên truyền về đề án số truyền hình của Chính phủ. Cá nhân mình thấy việc phát sóng số là tốt và rất ủng hộ việc này. Tuy nhiên vẫn có một số vấn đề mình thấy còn chưa hài lòng và có cảm giác có cái gì đó đằng sau chính sách tốt đẹp này.
Thứ nhất là vấn đề các kênh thiết yếu quốc gia. Bộ TT&TT đã chính thức công bố 7 kênh được xếp vào loại kênh truyền hình thiết yếu, đó là: VTV1, VTC1, ANTV, Quốc hội, Quốc phòng, Nhân dân và TTXVN. Các kênh này bắt buộc phát miễn phí cho người dân xem để phục vụ việc thông tin tuyên truyền của Nhà nước. Tuy nhiên đến tận những ngày cuối năm 2016, tại khu vực ĐBSCL, người dân chỉ có thể xem miễn phí 4 kênh. Ba kênh bị khóa mã là Nhân dân, ANTV và TTXVN. Vì sao lại như thế? Phải chăng đây là những kênh có nhiều người xem nên công ty truyền dẫn cố tình phớt lờ quy định của Chính phủ để kiếm tiền từ việc bán đầu thu giải mã? Những kênh này đều do AVG phát và họ thẳng thừng tuyên bố chỉ cho những ai mua đầu thu của họ xem đầy đủ các kênh thiết yếu này. Một câu hỏi lớn được đặt ra là vì sao Đài THVN không làm nhiệm vụ phát toàn bộ các kênh này? Đài quốc gia gì mà không lấy việc phục vụ nhân dân lên hàng đầu? Ai chống lưng cho AVG giữ riêng ba kênh thiết yếu quốc gia để kiếm tiền?
Thứ hai là đề án số hóa truyền hình phục vụ lợi ích cho ai? Nếu nói là phục vụ cho người dân thì có sự không công bằng đối với người xem truyền hình cáp. Bởi vì khi xem truyền hình cáp người dân phải trả tiền nhưng chỉ được xem tín hiệu analog. Tại sao không bắt buộc các công ty truyền hình cáp phát đồng thời tín hiệu số không khóa mã và tín hiệu tương tự để khách hàng tùy điều kiện của mình mà chọn cách xem? Các công ty này luôn ngày đêm quảng cáo bán đầu thu kỹ thuật số dưới danh nghĩa thực hiện đề án số hóa truyền hình của Chính phủ. Như vậy người dân có quyền hiểu rằng đề án của Chính phủ là nhằm giúp các công ty bán đầu thu. Nên nhận ra rằng đầu thu chỉ là quá độ vì ngày nay các tivi đều được tích hợp bộ giải mã tín hiệu số. Nếu cứ khăng khăng khóa mã các kênh truyền hình để bán đầu thu thì quá lạm quyền và đi ngược xu hướng phát triển của thời đại. Và đây rõ ràng là biểu hiện của lợi ích nhóm.
Báo chí và nghệ sĩ miền Bắc thi nhau công kích Minh Béo
Mấy hôm nay lên Facebook thấy một số bài báo nói nghệ sĩ Việt Nam tẩy chay Minh Béo. Xem kỹ mới biết họ đều là nghệ sĩ miền Bắc và cũng chỉ vài người. Người nổi tiếng nhất trong số đó là ông nhạc sĩ Quốc Trung. Ông đăng dòng status khoe mình ở trong cái hội chống bạo hành trẻ em, rồi ông thể hiện đẳng cấp chửi tục bằng cách văng ra câu chửi bằng tiếng Anh, sau đó ông kêu gọi các nghệ sĩ khác kiến nghị lên bộ mà cũng không nói cho rõ ông muốn kiến nghị cái gì. Ca sĩ Hoàng Bách thì răn dạy bóng gió rằng có một số lỗi không bao giờ được tha thứ. Cô Hoàng Thùy Linh thì thể hiện tính đại nghĩa diệt thân rằng mặc dù từng diễn chung nhưng nay cô cũng không muốn anh lên sân khấu. Hai trang báo mạng vốn ở miền Bắc đưa tin 'quyết liệt' nhất là Lao động và VnExpress. Tờ Lao động cho đăng ý kiến của một vài cá nhân bạn đọc với lời lẽ vừa cao thượng ban ơn vừa cay độc thâm thúy. Còn VnEpress thì đóng vai người trung gian dẫn lại trang Vitalk nơi chụp hình những dòng status của những nghệ sĩ đồng hương ở trên. Tờ Tin tức của TTXVN cũng nhân cơ hội lớn tiếng ca tụng vị chồng cũ của nghệ sĩ ưu tú như một một thần tượng sáng suốt đang soi đường cho khán giả Việt. Tuy nhiên, khác hẳn với thái độ hằn học nhuốm màu GATO của nhóm nghệ sĩ trên, tất cả nghệ sĩ và báo chí miền Nam đều im lặng. Im lặng không có nghĩa là ngu dốt. Im lặng là cách họ đồng loạt tẩy chay thói kệch cỡm, tráo trở của bọn đạo đức giả, luôn tự cho mình là thông thái hơn người nhưng thực tế thì càng nói thì càng phô bày bản chất, càng tự khiến bản thân bị tẩy chay.
13/12/16
Thứ Ba
Sáng Thứ Ba, đang ở trong khu công nghiệp. Trời se lạnh, hòa lẫn trong không khí là mùi thức ăn gia súc đặc trưng. Tiếng máy chạy rì rầm từ các nhà xưởng. Thi thoảng có tiếng xe gắn máy rít lên. Không gian khá bình yên.
9/7/16
VTV đang làm gì với người dân Tây Nam Bộ?
Lại một lần nữa VTV thay đổi logo của kênh truyền hình dành cho khu vực ĐBSCL. Dòng chữ 'TÂY NAM BỘ' được đưa thêm vào bên dưới chữ VTV5HD. Xem trên hệ thống cáp cũng như hệ thống truyền hình số mặt đất đều có hai kênh VTV5, nội dung thì lúc giống lúc khác. VTV5 Tây Nam Bộ thì chỉ phát tiếng Khmer trong khung thời gian phát tiếng dân tộc. Cái này cũng dễ hiểu vì Tây Nam Bộ có nhiều người dân tộc Khmer hơn các dân tộc thiểu số khác. Nhưng trong khung giờ tiếng Việt thì nội dung lại không hoàn toàn được 'Tây Nam Bộ' cho mấy. Tây Nam Bộ gì mà toàn là người giọng Bắc đọc thuyết minh? Tây Nam Bộ gì mà toàn là phim Hà Nội? Tây Nam Bộ gì mà toàn là phim tài liệu về những vùng Tây Bắc? Hãng phim Tây Đô lừng lẫy một thời đâu rồi? Sao không thấy sản xuất những vở cải lương kinh điển, những vở kịch chuyện làng quê một thời làm nức lòng khán giả miền Tây? VTV thực sự không hiểu và không muốn quan tâm người dân miền Tây thích xem gì. Họ đơn giản chỉ lập ra một kênh truyền hình rồi gắn cho cái mác Tây Nam Bộ là coi như đã làm xong nhiệm vụ với người dân miền Tây mà không hề có chút cái tâm nào trong đó. Người ta cũng có thể nhìn nhận việc gắn mác Tây Nam Bộ của VTV là một cách để 'an dân' nhưng lại nặng tính hình thức mà nghèo nàn về nội dung. Phải chăng VTV đang muốn thể hiện tính chất 'kênh truyền hình quốc gia' của mình nên dù là kênh Tây Nam Bộ thì cũng phải có tính Hà Nội trong đó, phải cho khán giả thấy rằng đây là kênh của người Hà Nội làm cho người miền Tây xem chứ không được là kênh của người miền Tây làm cho cả nước xem. Một cách thể hiện uy quyền và sự ban ơn đầy thương hại! VTV Cần Thơ trước đây là một trong số ít kênh tại miền Nam hài hòa được hai yếu tố nghiêm túc trong các chương trình chính luận và gần gũi trong các chương trình giải trí. Và quan trọng hơn VTV Cần Thơ đã trải qua 40 năm vun đắp tình cảm với người miền Tây chứ không phải ngày một ngày hai mà có được lòng tin yêu của khán giả. Nay chỉ vì mấy chữ 'kênh truyền hình quốc gia' nghe cho kiêu với thiên hạ mà VTV lại tự hủy hoại thế mạnh thực sự của mình để nhường chỗ cho những kênh truyền hình vớ vẫn hằng ngày nhồi nhét vào đầu người dân những bộ phim bạo lực, những thứ hài nhảm nhí và những game show vô bổ. Thật đáng buồn cho thời đại mà hình thức lên ngôi!
19/3/16
VTV xếp đồng bằng sông Cửu Long thành vùng 'dân tộc'?
Từ 01/01/2016, VTV thực hiện 'sắp xếp' lại các kênh truyền hình bằng việc ngưng phát sóng các kênh truyền hình khu vực trong đó có VTV Cần Thơ, kênh truyền hình chuyên về khu vực đồng bằng sông Cửu Long trong 40 năm qua.
Theo đó kênh VTV Cần Thơ 1 được thay thế bằng VTV9, được quảng bá là kênh quốc gia dành chung cho khu vực Nam Bộ. Tuy nhiên với những khán giả có thói quen xem tin tức tổng hợp của vùng ĐBSCL thì bản tin thời sự của VTV9 không cung thông tin đầy đủ như những gì VTV Cần Thơ đã làm. Bản tin quen thuộc của của người ĐBSCL giờ đây được chuyển vào kênh truyền hình tiếng dân tộc VTV5 và lại còn bị rút gọn chỉ còn 20 phút. Mặc dù chương trình thời sự vẫn được thực hiện tại trường quay của VTV Cần Thơ, vẫn là những phát thanh viên của VTV Cần Thơ nhưng giờ đây đã được đổi thành Ban Truyền hình Tiềng Dân tộc. Người xem dù vẫn được cung cấp thông tin mình quan tâm, dù vẫn được thấy, được nghe những phát thanh viên mình yêu thích nhưng lại ở trong một vị thế không mấy trang trọng như họ đã từng có. Hoàn cảnh này thật trớ trêu như thể một sự lách luật để sống.
12/2/16
Năm nay không còn VTV Cần Thơ
Như thường lệ vào sáng sớm ngày 1/1 hằng năm mình thường mở tivi xem các đài truyền hình có gì đổi mới không, đặc biệt là đài Cần Thơ (cách gọi quen thuộc của mình từ chục năm qua đối với kênh VTV Cần Thơ hiện nay). Thật bất ngờ mình thấy VTV Cần Thơ đang tiếp sóng VTV9 chương trình Sáng Phương Nam. Thoạt đầu mình nghĩ đây là đổi mới của năm nay nhưng xem đến hết Sáng Phương Nam mà thấy vẫn còn tiếp sóng, mình thấy cũng hơi lạ. Rồi không bao lâu sau trong buổi sáng hôm đó vị trí của kênh VTV Cần Thơ đã bị thay thế bởi kênh VTV7. Lần mò tìm kiếm thông tin trên mạng mình mới biết VTV Cần Thơ chính thức bị khai tử từ 1/1/12016. Đó là cách nói thẳng thắng của mình chứ những người làm việc đó thì có cách nói hoa mỹ hơn, đó là VTV Cần Thơ tham gia kênh truyền hình quốc gia khu vực miền Nam VTV9. Cảm giác đầu tiên của mình khi biết thông tin này là vô cùng thất vọng và vô cùng xót xa cho người dân ĐBSCL. Với hành động này người ta đã đẩy người dân miền Tây ra xa khỏi con đường nâng cao tri thức, cải thiện cuộc sống, đặc biệt là đối với những người nông dân có ý thức học hỏi vươn lên thông qua những chương trình gần gũi thiết thực. Không biết khi đưa ra một quyết định nhẫn tâm như thế họ có nghĩ đến tâm tư tình cảm của những người miền Nam sống tại ĐBSCL không? Nói tiếng là để VTV Cần Thơ tham gia vào kênh truyền hình quốc gia khu vực Nam Bộ VTV9 nhưng trên thực tế kênh VTV9 chẳng có gì đổi mới, vẫn xa rời với người dân miền Tây thể hiện trong cách thức đưa tin mờ nhạt và cách nhìn bàng quan về đời sống thường nhật của người đồng bằng châu thổ Cửu Long. Công tâm mà nói VTV9 không phải là một kênh truyền hình dỡ. Cá nhân mình cũng thích xem VTV9, đặc biệt là những chương trình ca nhạc như Tình khúc vượt thời gian và Sol vàng. Nhưng dùng VTV9 để thay thế hoàn toàn VTV Cần Thơ là một sai lầm trầm trọng bởi hai kênh truyền hình này đi theo hai hướng khác nhau và có những đối tượng khán giả cũng khác nhau. VTV Cần Thơ đi theo hướng chính luận và có năng lực tự xây dựng rất nhiều chương trình và những bộ phim tài liệu phản ánh chân thực đời sống của người dân miền Tây Nam Bộ. Ngoài ra VTV Cần Thơ còn có những chương trình rất có tâm dành cho vùng đất nghèo khổ này như chương trình Khuyến nông cung cấp những kiến thức rất hữu ích cho người nông dân hay chương trình trao đổi trực tiếp giữa nông dân và các nhà khoa học đã liên tục hơn chục năm, hay gần đây là chương trình Hòa điệu đất chín rồng nhằm tôn vinh và giúp duy trì những đoàn cải lương ở khu vực Tây Nam Bộ. Còn VTV9 đến giờ phút này vẫn chủ yếu là kênh giải trí không khác các kênh của các công ty truyền thông tư nhân phát trên hệ thống cab là mấy, hơn chăng có thêm các bản tin thời sự mà cũng chỉ đưa tin lẫn quẫn ở Tp HCM, tin tức về khu vực ĐBSCL cũng chẳng nhiều hơn VTV1.
Trong quá khứ đã xảy ra nhiều trường hợp vì một phút ngẫu hứng nông nỗi mà người ta đưa ra những quyết định gây ra sự bức xúc cho xã hội, như có lần họ đề xuất phá hủy cầu Hiền Lương chẳng hạn. VTV Cần Thơ ra đời đúng ngày lịch sử 30/04/1975 của đất nước, mang ý nghĩa tinh thần vô cùng lớn lao tại miền Nam. Nay vì chạy theo những phù phiếm viễn vông mà những giá trị chân chính đã bị gạt bỏ. Hậu quả sẽ không thấy ngay trước mắt nhưng đến khi nó biểu hiện ra thì e rằng đã quá muộn. Nếu không nhanh chóng sửa sai thì người dân ĐBSCL sẽ quay lưng với những người họ đã đặt niền tin trong 40 năm qua. Đó cũng là một tất yếu bởi họ đã bị bỏ rơi.
Nhà ông Năm Kiến Vàng - Vĩnh Long
Hôm nay đưa ba đi bó thuốc ở nhà ông Năm Kiến Vàng ở Vĩnh Long. Xuất phát lúc 5h30 đến 7h30 thì đến nơi. Đến TP Vĩnh Long chạy lòng vòng mộ...

-
Khung cảnh bình yên đến lạ. Giữa muôn điều giả tạo bỗng dưng muốn tìm về chốn làng quê thanh bình.