
Game show "Are you smarter than a 5th grader?" đã có mặt tại Việt Nam trên kên HTV2 với tên gọi "Ai thông minh hơn học sinh lớp 5?". Nhìn chung thì phiên bản Việt Nam tệ hơn của Mỹ về mọi mặt. Cái thấy rõ ràng nhất là khung cảnh. Điểm yếu nhất của các chương trình giải trí Việt Nam bao nhiêu năm nay là không thể tìm ra được một màn hình led thật sự đẹp như các nước trên thế giới. Màn hình dùng làm tấm bảng của lớp học chỉ bằng phân nửa so với phiên bản gốc, nhìn mờ mờ khiến người xem truyền hình khó lòng đọc được câu hỏi ghi trên bảng.
Chất lượng âm thanh cũng không được tốt. Tiếng nói nghe nhỏ và không có chất lượng. Về cơ cấu giải thưởng cũng có khác. Sau năm câu hỏi đầu, nếu người chơi trả lời sai thì chỉ được nhận 2 triệu chứ không phải phân nửa số tiền thưởng tích lũy được từ những câu hỏi trước. Số tiền cho câu hỏi đặc biệt cuối cùng cùng không thật sự hấp dẫn. Ở Mỹ con số đó là 1 triệu đô-la. Tiền thưởng của Việt Nam tuy không thể so sánh với Mỹ nhưng ít nhất cũng phải 100 triệu VNĐ chứ chỉ có 50 triệu cũng không thật sự là cao.
Nói về những người làm chương trình, cụ thể ở đây là người dẫn chương trình và các em học sinh, theo suy nghĩ cá nhân của người viết, nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm thích hợp với ca hát hơn là làm host cho một game show. Những câu nói của anh trong chương trình nghe khô khan và nhàm chán, đôi lúc dư thừa và không có duyên. Không hiểu vì sao anh ta tốn quá nhiều thời gian cho phần hỏi về đời tư của người chơi ở đầu mỗi cuộc thi. Điều đó khiến người xem cảm thấy chương trình dài dòng và lan man.
Có lúc người dẫn chương trình lại chen ngang câu nói của người chơi khiến người xem có cảm giác anh ta tìm cách nói cho nhiều vì vốn dĩ anh ta không có nhiều ý tưởng để nói trong chương trình. Về phần các em học sinh, dường như các em cũng không thật sự thông mình cho lắm bởi lẽ lần đầu tiên xuất hiện trường hợp một học sinh lên trợ giúp người chơi lại không thể đưa ra câu trả lời. Như vậy người chơi bị thiệt thòi khi chơi cùng em đó và có cảm giác lạc loài vì người hỗ trợ mình lại trở nên vô ích.
Nhìn chung chương trình đã cố gắng tạo một sân chơi tìm hiểu về kiến thức khá vui vẻ, thoải mái và ít căng thẳng như các game show thường thấy ở Việt Nam. Nhưng qua cuộc thi mới thấy các em học sinh Việt Nam ngày nay phải nhồi nhét vào đầu quá nhiều kiến thức. Có một thí sinh tâm sự rằng chị ta xem chương trình ở Mỹ thấy các câu hỏi quá dễ, sao chẳng thấy ai đạt được được giải thưởng 1 triệu đô-la và chị tham gia chương trình của Việt Nam với mong muốn sẽ giành được giải cao nhất. Nhưng cuối cùng chị đã phải ê chề rời cuộc thi sau câu hỏi thứ hai. Những câu hỏi thuộc các môn như Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội của Việt Nam thì không phải bất kỳ người lớn nào với kiến thức phổ thông cũng biết được. Phiên bản Việt xem thì xem cho vui vậy chứ thật ra không được hấp dẫn lắm.
Chất lượng âm thanh cũng không được tốt. Tiếng nói nghe nhỏ và không có chất lượng. Về cơ cấu giải thưởng cũng có khác. Sau năm câu hỏi đầu, nếu người chơi trả lời sai thì chỉ được nhận 2 triệu chứ không phải phân nửa số tiền thưởng tích lũy được từ những câu hỏi trước. Số tiền cho câu hỏi đặc biệt cuối cùng cùng không thật sự hấp dẫn. Ở Mỹ con số đó là 1 triệu đô-la. Tiền thưởng của Việt Nam tuy không thể so sánh với Mỹ nhưng ít nhất cũng phải 100 triệu VNĐ chứ chỉ có 50 triệu cũng không thật sự là cao.
Nói về những người làm chương trình, cụ thể ở đây là người dẫn chương trình và các em học sinh, theo suy nghĩ cá nhân của người viết, nghệ sĩ ưu tú Tạ Minh Tâm thích hợp với ca hát hơn là làm host cho một game show. Những câu nói của anh trong chương trình nghe khô khan và nhàm chán, đôi lúc dư thừa và không có duyên. Không hiểu vì sao anh ta tốn quá nhiều thời gian cho phần hỏi về đời tư của người chơi ở đầu mỗi cuộc thi. Điều đó khiến người xem cảm thấy chương trình dài dòng và lan man.
Có lúc người dẫn chương trình lại chen ngang câu nói của người chơi khiến người xem có cảm giác anh ta tìm cách nói cho nhiều vì vốn dĩ anh ta không có nhiều ý tưởng để nói trong chương trình. Về phần các em học sinh, dường như các em cũng không thật sự thông mình cho lắm bởi lẽ lần đầu tiên xuất hiện trường hợp một học sinh lên trợ giúp người chơi lại không thể đưa ra câu trả lời. Như vậy người chơi bị thiệt thòi khi chơi cùng em đó và có cảm giác lạc loài vì người hỗ trợ mình lại trở nên vô ích.
Nhìn chung chương trình đã cố gắng tạo một sân chơi tìm hiểu về kiến thức khá vui vẻ, thoải mái và ít căng thẳng như các game show thường thấy ở Việt Nam. Nhưng qua cuộc thi mới thấy các em học sinh Việt Nam ngày nay phải nhồi nhét vào đầu quá nhiều kiến thức. Có một thí sinh tâm sự rằng chị ta xem chương trình ở Mỹ thấy các câu hỏi quá dễ, sao chẳng thấy ai đạt được được giải thưởng 1 triệu đô-la và chị tham gia chương trình của Việt Nam với mong muốn sẽ giành được giải cao nhất. Nhưng cuối cùng chị đã phải ê chề rời cuộc thi sau câu hỏi thứ hai. Những câu hỏi thuộc các môn như Đạo đức, Tự nhiên - Xã hội của Việt Nam thì không phải bất kỳ người lớn nào với kiến thức phổ thông cũng biết được. Phiên bản Việt xem thì xem cho vui vậy chứ thật ra không được hấp dẫn lắm.