Vậy là một lần nữa giá cả lại leo thang. Khởi nguồn từ việc giá xăng dầu tăng, bao nhiêu món hàng khác được cớ té nước theo mưa. Mới năm ngoái chỉ cần đổ xăng 30.000đ là đầy bình; giờ 40.000đ vẫn chỉ lưng lửng mà thôi. Hôm rồi đi ăn trưa, ông bác ngồi chung bàn nhìn vào dĩa cơm của tôi và hỏi giá bao nhiêu. Thoáng ngạc nhiên, tôi nói nó có giá 22.000đ. Tôi hỏi lại bác thì ông nói dĩa cơm của ông giá 18.000đ, đã tăng thêm 1000đ. Và như một mạch nước vừa được khơi, bác nói bao nhiêu là vấn đề xung quanh chuyện giá cả. Có lẽ cơn bão giá đã khiến cho một nhân viên xe buýt như bác chật vật hơn trong cuộc sống. Bác thậm chí còn hỏi nơi tôi làm có tuyển bảo vệ hay không. Tôi chỉ có thể ngậm ngùi lắc đầu.
Nhiều lúc tôi tự hỏi, nếu qua một năm giá lại tăng thêm vài ngàn đồng thì lương ba đồng ba cọc chạy theo giá đã mệt, còn đâu mà dành dụm để lo xa chứ. Bởi vậy người ta nói "Phi thương bất phú" là quá đúng. Chỉ có người buôn bán là có lợi nhất trong lúc giá cả leo thang. Còn người làm công ăn lương thì lãnh đủ bao nhiêu nhiêu nhọc nhằn khổ sở. Nhớ lại không lâu trước đây giới truyền thông loan tin rằng người Việt Nam có chỉ số lạc quan cao về nên kinh tế. Nếu thật sự như vậy thì người Việt quả là vô cùng kiên cường, như người Nhật kiên cường vượt qua động đất và sóng thần.
Nhiều lúc tôi tự hỏi, nếu qua một năm giá lại tăng thêm vài ngàn đồng thì lương ba đồng ba cọc chạy theo giá đã mệt, còn đâu mà dành dụm để lo xa chứ. Bởi vậy người ta nói "Phi thương bất phú" là quá đúng. Chỉ có người buôn bán là có lợi nhất trong lúc giá cả leo thang. Còn người làm công ăn lương thì lãnh đủ bao nhiêu nhiêu nhọc nhằn khổ sở. Nhớ lại không lâu trước đây giới truyền thông loan tin rằng người Việt Nam có chỉ số lạc quan cao về nên kinh tế. Nếu thật sự như vậy thì người Việt quả là vô cùng kiên cường, như người Nhật kiên cường vượt qua động đất và sóng thần.
Không có nhận xét nào:
Đăng nhận xét